Chính trị

Tin Thể Giới

Khoảnh khắc Mỹ kích nổ bom 18.000kg gây động đất ngay cạnh siêu tàu sân bay

  • Hải quân Mỹ gần đây đã công bố loạt ảnh và video quay cận cảnh vụ nổ ở giữa đại dương, ngay bên cạnh siêu tàu sân bay. Vụ nổ lớn đến mức gây ra động đất ở một bãi biển cách đó 160km.

    TCuộc thử nghiệm nhằm kiểm tra khả năng chịu sóng xung kích tạo ra từ một vụ nổ bom gây ảnh hưởng đến siêu tàu sân bay USS Gerald R.Ford, giả định trường hợp tàu bị tấn công.Quả bom nặng 18.000kg được kích nổ ngầm bên dưới mặt nước, tạo ra trận động đất 3,9 độ richter ở bãi biển Daytona, Florida, cách 160km.Đoạn video quay trên tàu sân bay Mỹ, đã thu hút hơn 30.000 lượt xem trên mạng xã hội Twitter. Vụ nổ lớn đã thu hút sự chú ý đặc biệt dù hải quân Mỹ khẳng định thử nghiệm diễn ra trong điều kiện an toàn.

    Trong trường hợp chiến tranh nổ ra, việc các máy bay đối phương ném trượt bom, kích nổ ngay sát tàu sân bay là điều rất dễ xảy ra. Video là một trong số 3 lần thử nghiệm kích nổ bom ngay bên cạnh siêu tàu sân bay của Mỹ. “Tàu đã trải qua thử nghiệm đầu tiên. Các thủy thủ đoàn thể hiện sự quyết tâm vượt qua thách thức”, đoạn mô tả video trên mạng xã hội Twitter viết.Đây là lần đầu tiên Mỹ thử nghiệm khả năng chống chịu của tàu sân bay kể từ năm 2016.

    Hải quân Mỹ xác nhận cuộc thử nghiệm: “Tàu sân bay Ford đang được thử nghiệm khả năng chịu ‘sốc’ ở ngoài khơi phía đông nước Mỹ. Cuộc thử nghiệm diễn ra an toàn và không đe dọa đến hệ sinh thái biển trong khu vực”.USS Gerald R. Ford là siêu tàu sân bay đầu tiên thuộc lớp tàu cùng tên. Hải quân Mỹ dự kiến sản xuất 4 chiếc lớp này nhằm thay thế cho các tàu sân bay lớp Nimitz. Chi phí nghiên cứu và đóng siêu tàu sân bay ước tính lên tới 13 tỷ USD.

  • Tướng Mỹ nói Trung Quốc chưa đủ sức tấn công đảo Đài Loan, báo TQ đáp trả

    Trung Quốc chưa có năng lực quân sự và động lực đủ lớn để thu hồi đảo Đài Loan bằng vũ lực trong tương lai gần, đại tướng Mark Milley, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, phát biểu trong cuộc điều trần trước Thượng viện Mỹ hôm 17.6.Ông Milley nói phát động một chiến dịch quân sự thu hồi đảo Đài Loan “là rất phức tạp và khó khăn”. "Tôi nghĩ hiện giờ họ không có ý định hoặc động lực làm điều đó. Khả năng Bắc Kinh thu hồi đảo Đài Loan bằng biện pháp quân sự trong tương lai gần là rất thấp", tướng Milley nói thêm.Tờ Thời báo Hoàn Cầu, ấn phẩm phụ của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 19.6 đăng bài xã luận đáp trả tuyên bố của tướng Milley.Báo Trung Quốc cho rằng, vấn đề thu hồi đảo Đài Loan trước hết phụ thuộc vào quyết tâm chính trị, sau đó mới là vấn đề quân sự. Xét trên khía cạnh quân sự, Trung Quốc đại lục có đủ sức thu hồi đảo Đài Loan, Hoàn Cầu viết.Vấn đề là cần tính toán đến việc loại bỏ hoàn toàn mối đe dọa trên đảo, cũng như hạn chế thương vong trong chiến dịch quân sự, báo Trung Quốc nhấn mạnh.Hoàn Cầu cho rằng, Mỹ từ lâu đã chiếm ưu thế quân sự ở eo biển Đài Loan. Nhưng sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc đại lục đã san bằng ưu thế này.Năng lực ngăn chặn Mỹ can thiệp quân sự ở eo biển Đài Loan đang ngày càng thực tế. “Mỹ dựa vào chiến lược răn đe hiệu quả để ngăn đại lục thu hồi đảo Đài Loan. Một khi chiến tranh nổ ra, Mỹ đưa quân đội can thiệp sẽ là canh bạc lớn”, Hoàn Cầu viết.Tuy nhiên, báo Trung Quốc cũng đánh giá thấp nguy cơ nổ ra chiến tranh ở eo biển Đài Loan. “Điều quan trọng là Mỹ cần có hành động thực tế để hạ nhiệt căng thẳng. Nếu Mỹ thực sự không muốn chiến tranh, hãy hành động trách nhiệm hơn thay vì tính toán xem khi nào chiến tranh nổ ra”, báo Trung Quốc kết luận.

  • Ông Biden chính thức giáng đòn trừng phạt chính quyền quân sự Myanmar

    Đòn trừng phạt của ông Biden được đưa ra sau khi quân đội Myanmar đảo chính và bắt giữ nhiều quan chức cấp cao của chính quyền dân sự, cáo buộc rằng cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái có "gian lận".

    Theo Sputnik, ông Biden hôm 10/2 (giờ Mỹ) tuyên bố, Washington sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt với một số lãnh đạo quân sự cấp cao của Myanmar sau khi quân đội Myanmar bắt giữ các quan chức cấp cao của chính phủ dân sự và chiếm quyền kiểm soát đất nước.Cụ thể, chính quyền của ông Biden sẽ đóng băng số tiền khổng lồ 1 tỷ USD thuộc quỹ chính phủ mà Myanmar đang nắm giữ ở Mỹ và các bước tương tự cũng đang được thực hiện với các tài sản khác mà Washington hỗ trợ cho quốc gia Đông Nam Á. "Hôm nay, tôi đã thông qua một lệnh hành pháp mới cho phép Mỹ ngay lập tức trừng phạt các lãnh đạo quân đội Myanmar thực hiện cuộc đảo chính, thành viên gia đình cũng như các lợi ích kinh tế của họ. Trong tuần này, chúng tôi sẽ đưa ra danh sách cụ thể những nhân vật bị trừng phạt. Ngoài ra, Washington cũng áp đặt kiểm soát xuất khẩu nghiêm ngặt tới Myanmar", ông Biden nói trong một cuộc họp báo. "Bạo lực chống lại những người thực hiện quyền dân chủ ở Myanmar là điều không thể chấp nhận được và chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi chống lại thứ bạo lực đó. Người dân Myanmar đang cất lên tiếng nói của họ và thế giới đang dõi theo", Tổng thống Mỹ nói thêm. Ông Biden nhấn mạnh, "các biện pháp bổ sung" có thể được áp dụng trong những ngày tới sau lời kêu gọi chính quyền quân sự thả các lãnh đạo cấp cao thuộc chính quyền dân sự Myanmar, trong đó có bà Aung San Suu Kyi. Tuyên bố mới nhất của ông Biden được đưa ra hơn một tuần sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ chính thức công nhận việc bắt giữ các lãnh đạo dân sự của quân đội Myanmar là đảo chính. Sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, Ned Price, chia sẻ với phóng viên rằng: "Chúng tôi chắc chắn có thể khiến những người chịu trách nhiệm cho cuộc đảo chính phải trả giá". "Chúng tôi có thể trừng phạt ở mức cao hơn so với các lệnh trừng phạt trước đây từng áp dụng với Myanmar", ông Price nói. Tổng thống Biden trước đó nói rằng, đang làm việc với các đồng minh và nhà lập pháp Mỹ, bao gồm cả lãnh đạo phe thiểu số Thượng viện, Mitch McConnell, để đưa ra các động thái phản ứng tốt nhất với vụ đảo chính ở Myanmar. Hôm 4/2, ông Biden đã cảnh báo những cá nhân liên quan tới vụ đảo chính sẽ phải lãnh "hậu quả". Cuộc đảo chính ở Myanmar diễn ra một ngày trước khi quốc hội nước này, gồm những người được bầu trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái, tuyên thệ.Các lãnh đạo quân đội nói rằng, cuộc đảo chính này không vi phạm hiến pháp Myanmar. Nó diễn ra vì chính phủ không điều tra kỹ lưỡng cáo buộc gian lận bầu cử. Đáp lại cuộc đảo chính của quân đội, hàng nghìn người Myanmar đã đổ ra đường biểu tình ôn hòa. Tuy nhiên, các cuộc biểu tình ôn hòa đã trở thành bạo lực khi cảnh sát dùng súng bắn đạn cao su và vòi rồng giải tán đám đông biểu tình. Chính quyền quân sự Myanmar đã cấm các cuộc biểu tình và tụ tập trên 5 người. Lệnh giới nghiêm cũng được áp dụng ở các thành phố Yangon và Mandalay. Các mạng xã hội như Twitter, Facebook và Instagram cũng bị cấm ở Myanmar lúc này.